Chuyện sinh viên ở chung: Nghệ thuật giữ tình bạn mãi mãi (P1)

Dec 11, 2017

Sống chung dễ va chạm

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán và phát triển tinh thần Khơi Nguồn (TP.HCM), thì trong quá trình tiếp xúc, tư vấn tâm lý, trò chuyện với những người trẻ, đã được nghe không ít người thú thật đã phải chia tay những tình bạn, hoặc “từ bạn thành thù” chỉ trong chốc lát.

“Tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là trong quá trình sống có những va chạm làm nảy sinh mâu thuẫn, và các bạn không biết cách giải quyết những mâu thuẫn đó dẫn đến tình trang biến bạn thành thù”, ông Duy nói về lý do khiến những tình bạn chấm dứt.

Khi trò chuyện với người viết, không ít sinh viên, hoặc những người trẻ chưa lập gia đình, đã đúc rút kinh nghiệm: “Nếu đã là bạn bè thì cách duy nhất để giữ mãi mối quan hệ này một cách đẹp nhất đó chính là đừng bao giờ ở trọ cùng nhau. Bởi khi sống trọ, sẽ phát hiện ra nhiều điều không tốt của nhau, sẽ dần dà sẽ không còn là “người bạn tuyệt vời” trong mắt nhau nữa, dẫn đến mâu thuẫn, tình bạn rạn nứt”.

Nói về điều này, ông Duy cho rằng mỗi người là một nhân cách riêng biệt, không ai giống ai. Ai cũng có cái tôi riêng của mình, giữa những cái tối đó có những điểm không khớp nên ít va chạm thì không sao nhưng nếu sống trọ chung, sự va chạm sẽ nhiều lâu dần làm nảy sinh mâu thuẫn. Nếu không biết kiểm soát và giải quyết thì sẽ dẫn mối quan hệ đến bờ vực thẳm. Vậy nên biết tính xấu của nhau không phải là vấn đề chính để hai người bạn thân đắn đo có ở chung với nhau hay không. Và nếu đã là bạn thân thì càng phải biết điểm xấu để sửa cho nhau.

T.T.H.Th, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, phản ánh có một bộ phận người trẻ có thói quen coi "của người khác, của bạn cũng là của mình". Khi ở trọ chung, cứ dùng thỏa thích đồ của bạn, từ quần áo, giày dép, dụng cụ học tập... Chính điều này đã vô tình làm ảnh hưởng đến tình bạn. “Vì chẳng ai vui khi thấy đồ mình bị người khác sử dụng thản nhiên. Ngay cả những vật dụng cá nhân và riêng tư nhất như quần áo, dụng cụ vệ sinh cá nhân…”, Thu nói.

Cùng quan điểm, vị chuyên gia tâm lý này cho rằng việc dùng đồ của bạn như "đồ chùa" là không đúng. Ông Duy lý giải: “Vì dù có thân đến đâu ai cũng cần có không gian riêng và quyền sở hữu riêng. Đó là sự tôn trọng tối thiểu trong giao tiếp. Nếu mượn dụng một vài lần thì không sao những dùng đồ của người như đồ của mình cách tự nhiên nhiên như vậy thì dù có là bạn thân cũng không hay”.

(Còn tiếp...)

Đừng quên tải App Ohana về điện thoại của mình.
❤️Việc tìm phòng sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết:
Cho Android: http://bit.ly/Ohana-Airdroid
Cho iOS: http://bit.ly/Ohana-IOS

Great! You've successfully subscribed.
Great! Next, complete checkout for full access.
Welcome back! You've successfully signed in.
Success! Your account is fully activated, you now have access to all content.