Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ

Khi đi thuê nhà trọ - phòng trọ, ngoài tìm hiểu trên mạng, sinh viên cần đến tận nơi để kiểm tra nhà trọ - phòng trọ. Khi sinh viên “giao tiền” của mình cho phía cho thuê nhà trọ - phòng trọ, cần chú ý những điều sau:

  • Kiểm tra nhà trọ - phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn không?
  • Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ - phòng trọ:
  • Chủ nhà trọ - phòng trọ là ai
  • Giờ giấc ra vào
  • Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
  • Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),
  • Ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?
  • Có đồng hồ điện nước riêng hay không?
  • Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.
  • Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Sinh viên phải đọc kĩ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không? Tránh “tiền mất tật mang”.

Ngoài ra, các bạn sinh viên nên tìm sự hỗ trợ từ các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên; phòng hỗ trợ sinh viên trong trường đại học. Các trung tâm hỗ trợ sinh viên sẽ cung cấp cho bạn những địa chỉ nhà trọ - phòng trọ uy tín. Đồng thời các nhóm công tác xã hội, phòng hỗ trợ sinh viên trong trường đại học cũng có các hoạt động giúp sinh viên tìm các nhà trọ gần trường đáng tin cậy.

Đừng quên tải App Ohana về điện thoại của mình.
❤️Việc tìm phòng sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết:
Cho Android: http://bit.ly/Ohana-Airdroid
Cho iOS: http://bit.ly/Ohana-IOS